Skip to main content

Đại sứ Mỹ tài trợ hơn 92.000 USD tu sửa cổng thành nhà Hồ



Chiều 26/10, bà Molly Stephenson, Tham tán Thông tin Văn hóa Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã trao khoản tài trợ trị giá 92.500 USD cho Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ (Thanh Hóa). Khoản tiền được trích từ Quỹ bảo tồn văn hóa của Đại sứ Mỹ (AFCP) nhằm thực hiện dự án tu sửa cấp thiết mái vòm và bảo tồn cổng thành phía Nam, di sản thành nhà Hồ.




Cổng thành phía Nam, Di sản thành nhà Hồ sẽ được trùng tu trong thời gian tới. Ảnh: Lê Hoàng.


Cổng thành phía Nam, di sản thành nhà Hồ sẽ được trùng tu trong thời gian tới. Ảnh: Lê Hoàng.



Tham tán Molly Stephenson bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với các giá trị truyền thống và di sản giàu có của Việt Nam. "Di sản văn hóa là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, đồng thời cũng làm giàu những trải nghiệm hiện tại của chúng ta. Chúng tôi vinh dự được đồng hành cùng các bạn để bảo tồn di tích lịch sử này vì lợi ích của các thế hệ mai sau", bà Molly Stephenson nói.


Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, được xây dựng chỉ trong ba tháng (từ tháng 1/1397). Thành còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long, Hà Nội). Nơi đây từng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa vào cuối triều Trần và kinh đô của nước Đại Ngu trong 7 năm (1400-1407).


Ngày 27/6/2011, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO), thành nhà Hồ được công nhận là di sản văn hóa thế giới.




Tham tán Molly Stephenson (giữa) và lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ thị sát, đánh giá lại tình trạng xuống cấp của công trình văn hoá lịch sử này. Ảnh: Lê Hoàng.


Tham tán Molly Stephenson (giữa) và lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ thị sát, đánh giá lại tình trạng xuống cấp của công trình văn hóa lịch sử này. Ảnh: Lê Hoàng.



Trải qua thời gian hơn 600 năm, dưới tác động của thiên nhiên, con người, di tích cổng Nam đã bị mất phần kiến trúc như vọng lâu, các cánh cổng cũng như tình trạng sụt vỡ các khối đá tạo vòm. Khối đá nứt vỡ có trọng lượng khoảng 200 kg, tụt xuống tạo thành khe hở khoảng 5 cm.


Vì vậy, dự án này cho phép Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ tu sửa mái vòm và bảo tồn cổng thành phía Nam nhằm chống lại sự xuống cấp do khí hậu và đảm bảo sự hợp nhất vẻ đẹp của di tích lịch sử. Việc tu bổ này dự kiến hoàn thành vào năm 2019, nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mỹ.




Mái vòm cổng thành Nam, Di sản thành nhà Hồ có một số viên đá đã lệch khỏi vị trí ban đầu cần được phục dựng. Ảnh: Lê Hoàng.


Mái vòm cổng thành Nam, di sản thành nhà Hồ có một số viên đá đã lệch khỏi vị trí ban đầu, cần được phục dựng. Ảnh: Lê Hoàng.




Quỹ bảo tồn văn hóa của Đại sứ Mỹ được thành lập từ năm 2001 nhằm hỗ trợ các nước bảo tồn di sản văn hóa và thể hiện sự tôn trọng của Mỹ đối với các nền văn hoá khác. Đến nay quỹ đã tài trợ hàng trăm dự án tại trên 120 quốc gia. Việt Nam đã nhận được tài trợ cho 14 dự án kể từ năm 2001 với tổng trị giá 1,13 triệu USD.



laodong

Comments

Popular posts from this blog

Phục hưng Ý - Wikipedia

Phục hưng Ý Ngày Thế kỷ 14 - Thế kỷ 17 Địa điểm Các quốc gia thành phố của Ý Những người tham gia 19659010] Chuyển từ thời trung cổ sang thời hiện đại Phục hưng Ý (tiếng Ý: Rinascimento [rinaʃʃiˈmento] ) là một giai đoạn lịch sử châu Âu bắt đầu ở Ý vào thế kỷ 14 (Trecento) và kéo dài đến thế kỷ 17 (Seicento), đánh dấu bước chuyển từ thời trung cổ sang hiện đại. Từ tiếng Pháp phục hưng ( Rinascimento trong tiếng Ý) có nghĩa là "Tái sinh" và định nghĩa thời kỳ là một trong những sự phục hưng văn hóa và đổi mới quan tâm đến thời cổ đại của các nhà cổ đại thời Phục hưng. . Tác giả thời Phục hưng Giorgio Vasari đã sử dụng thuật ngữ "Tái sinh" trong Cuộc đời của các họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến ​​trúc sư xuất sắc nhất nhưng khái niệm này chỉ trở nên phổ biến trong thế kỷ 19, sau các tác phẩm của các học giả như Jules Michelet và Jacob Burckhardt. Thời kỳ Phục hưng Châu Âu bắt đầu ở Tuscany (Trung Ý), và tập trung ở thành phố Florence. [

Tin thể thao tối 26/10: Inter công bố ông chủ mới 26 tuổi

Thứ sáu, 26/10/2018, 18:01 (GMT+7) *Naomi Osaka bỏ cuộc ở WTA Finals *Cơ thủ Việt Nam khiến Hàn Quốc ôm hận *Neymar khoe hình xăm mới Giờ Hà Nội (GMT+7)  Có tin mới được cập nhật Naomi Osaka bỏ cuộc vì chấn thương, giúp Kiki Bertens vào bán kết WTA Finals Tân vô địch Mỹ Mở rộng nhận thất bại thứ ba tại giải trước đối thủ người Hà Lan. Sau khi thua 3-6 ở set một, Osaka chấn thương chân và xin rút lui. Suất còn lại là cuộc cạnh tranh giữa Sloane Stephens và Angelique Kerber. Ngô Đình Nại và Mã Minh Cẩm hạ hai cơ thủ Hàn Quốc, vào vòng 1/8 Cup Thế giới Ở loạt đấu sớm vòng 1/16, Đình Nại và Minh Cẩm đều vượt qua đối thủ sừng sỏ. Đình Nại hạ cơ thủ số 13 thế giới Choi Sung-won với tỷ số 40-36 qua 26 lượt cơ. Mình Cẩm cũng hạ Kim Hyung-kon với tỷ số 40-32 qua 20 đường cơ. Việt Nam còn ba thêm ba đại diện sẽ tham dự vòng 1/16 là Mã Xuân Cường, Trần Quyết Chiến và Nguyễn Quốc Nguyện. Inter công bố chủ sở hữu 26 tuổi Đoạn video được phát trên Youtube của Inter tiết lộ về ông chủ mới người T

Isaac Alfasi - Wikipedia

Isaac ben Jacob Alfasi ha-Cohen (1013–1103) (Hebräisch: ) Arabisch: إسحاق الفاسي ) - auch als bekannt Alfasi oder durch sein hebräisches Akronym Rif ( R abbi I saac al F asi), [1] ] war ein algerischer Talmudist und Posek (Entscheider in Sachen Halakha - jüdisches Gesetz). Er ist am besten für seine Arbeit von Halakha dem Gesetzbuch Sefer Ha-halachot bekannt, das als das erste grundlegende Werk in der halakhic -Literatur angesehen wird. Sein Name "Alfasi" bedeutet auf Arabisch "von Fez", aber es gibt unterschiedliche Meinungen darüber, ob er jemals in Fez gelebt hat. Biografie [ edit ] Er wurde in Qalaat Hammad geboren, was von den meisten Historikern der letzten 100 Jahre als Qalaat Beni Hammad in der heutigen Hauptstadt Algeriens verstanden wird der hammadidischen Herrscher im zentralen Maghreb. [2] Ältere Quellen glauben jedoch, dass Qalaat Hammad auf ein Dorf in der Nähe von Fez verweist. [3] [4] Im ersten Fall würde Alfassis Name darau